Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Kỹ năng IELTS speaking: HOW TO LEARN EFFECTIVELY?


Nhiều bạn than thở với mình là dù tập nói bao nhiêu cũng chẳng tiến bộ lên được, khi cần nói là từ ngữ thi nhau “chết đứng” trong cổ họng hoặc nói lan man khiến kết quả thi Speaking thường khá thấp so với mong đợi. Vậy nguyên nhân do đâu?

Xem thêm bài viết:  


1. Các bạn không hiểu mục tiêu của IELTS Speaking: đây là cuộc thi test khả năng nói nên bạn cần “show off” tất cả những gì bạn biết cho examiner thấy. Tức là, câu trả lời không cần đúng, chỉ cần tập trung vào phô vẽ vốn từ vựng phong phú và khả năng vận dụng nhuần nhuyễn ngữ pháp là quá okie rồi. VD: examiner hỏi “What is your favorite color?”. Thay vì trả lời cụt lủn “may be gray” giống như style người việt hay nói. Bạn cần làm nhiều hơn thế “Frankly speaking, I don’t really have actual favorite color but I guess that if I were buying clothes then I would usually go for sometimes like gray or blue-you know, kind of dull colors, nothing too bright”. Nghe đỉnh hơn phải không nào? Chú ý hơn nữa là các native speaker rất thích “paraphase” từ vựng của mình. Nếu có thể và đủ khả năng, các bạn hãy tập paraphase các common words trong giao tiếp để ghi được điểm cao. 

2. Ảnh hưởng giọng mẹ đẻ: trường hợp cực phổ biến khiến cho việc speaking của các bạn mang hơi hướng “Vietlish” khiến examiner không thể hiểu bạn đang nói gì. Nếu gặp vấn đề này, bạn nên chú ý nhiều về cách phát âm của “native speaker” khi họ giao tiếp với nhau. Việc nhấn đúng trọng âm trong câu và đọc âm cuối các từ thường bị các bạn bỏ quên. Nên tập đọc theo native speaker từ các đoạn hội thoại ngắn, ghi âm lại, so sánh xem đã giống chưa và lặp lại nhiều lần.


Trong speaking part 2, examiner sẽ cho bạn một chủ đề nhất định. Yêu cầu bạn phải lên ý tưởng trong 1 phút và trình bày ý tưởng đó trong 2 phút. Nhiệm vụ trông có vẻ rất đơn giản nhưng dễ dàng bất khả thi với lượng thời gian quá ít ỏi khi phản xạ của bạn lại chưa đủ tốt.

Thế nên, các bạn nên chú ý các thang đánh giá chúng ta có : Fluency, Vocabulary, Grammar là được. Bài nói của chúng ta không nhất thiết phải hay ho hay đúng sự thật vì thực chất nó không nằm trong thang đánh giá này. Trong section 2, các dạng WHAT?WHEN?WHO?HOW? WHY giúp các bạn gợi mở câu trả lời và kết nối ý tưởng với nhau. Trong 1 phút phác thảo ý trên giấy, bạn không nên phí thời gian viết hoàn chỉnh câu trả lời mà chỉ viết “key word” .
VD: Describe S.O who has had an important influence on your life
Who the person is 
How long you have known him/her
What qualities this person has 
Why they have had such an influence on you
Your note: Ms X-10 yrs ago-soulful eyes & smiling smile-sense of humor/my sounding board/explain clearly- shy->confident
Your presentation: The person I’m going to talk today is my teacher from high school. (Who) Her name was Ms X and she taught English at the school. (What she looks like) She has soulful eyes and smiling smile. We met for the first time in my English class. I remember this well b/c…. (How long) So I met her when I was 15, and that was 10 years ago, I don’t actually know her anymore as we lost contact soon after I left the school but I still remember her very well for several reasons (What qualities) She was vey kind 

Example: Also, she had a really good sense of humor. She is as my sounding board every time I get trouble. Oh, I should not forget to mention that she explained things very well and very clearly. Often teachers are not able to do this in a way that students can understand, especially when it’s complicated subjects. So those are the qualities that she had. (why such an influence) The reason she had such an important influence on me because I was quite a shy person at school but she helped me to change this <tell a story>
Với format này, bạn sẽ đảm bảo không bị mất ý khi nói đồng thời cũng đảm bảo độ dài cho một bài nói part 2. Để đạt được điểm cao hơn, nên chú ý xài thêm các thì quá khứ (kể câu chuyện xảy ra với special person này trong quá khứ), thì tương lai (mong muốn trong tương lai khi gặp lại special person này). Tìm thêm nhiều vocabulary, collocation liên quan về tả người, tả tính cách để bài nói part 2 hoàn chính hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét