Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

LUYỆN NGHE IELTS - NHƯNG KHÔNG DỪNG LẠI CHỈ LÀ LUYỆN NGHE


Chào mọi người,
Mình hiện đang tu nghiệp cao học và nghiên cứu sinh Y tại Hàn quốc. Hiện trong thời gian nghỉ hè nên cũng muốn đóng góp một phần nào đó để giúp các bạn sinh viên Việt Nam có thể học tiếng anh tốt hơn.
Thông qua một thời gian quan sát các bạn trong nhóm, mình thấy các bạn mới học tiếng Anh, cũng như các bạn đang luyện thi IELTS đều có một điểm chung, gặp khá nhiều khó khăn trong việc học “LISTENING”.
Theo mình, để nói tốt, bạn phải nghe (LISTENING) được. Mình cũng đánh giá cao phương pháp Nghe-Chép chính tả của anh Bách. Tuy nhiên, cũng có một phương pháp khác, các bạn hãy thử xem nhé!
1. Nghe “bất chấp”, đánh giá kĩ năng bản thân
Hãy thử nghiệm với 1 video hoặc 1 audio trong test hoặc một bài nói BBC, CNN, TED bất kì (tùy level và mục đích, chọn video thích hợp). Tập trung hết sức xem thử bạn nghe được bao nhiêu %, hiểu được nội dung bao nhiêu %. Nếu bạn hiểu hết, hoặc nghe hết, woa….tuyệt. Nhưng nếu chưa, bạn hãy đến bước 2

2. Đọc transcript, tra nghĩa, hiểu nội dung (QUAN TRỌNG 1)
Thực tế trải nghiệm của mình, khi giao tiếp với các bạn Anh, Mỹ, Úc, Ấn hay khó nghe hơn Nhật, Hàn, Trung,…nó thực sự ko khó và phức tạp như test IELTS. Nên các bạn đừng có nản khi mình không nghe được gì hay sao mãi mà không khá hơn được. Có 2 lí do chính: “phát âm, nối âm, đổi giọng” và “nghĩa”.
Điểm mạnh ở bước này: Bạn học được khá nhiều từ VOCABULARIS, cũng như pharse từ transcript. Hầu hết các đoạn hội thoại đều xuất phát từ đời sống hằng ngày hoặc khó hơn xíu học thuật. Bạn cũng có thể học WRITING, cũng như cách dùng từ trong các tình huống đó. Thực sự phân tích kĩ từng câu họ viết, bạn cũng tìm được một kho báu (TREASURE) về READING-Grammar và WRITING skills rồi.
. Nếu không có nhiều cơ hội tiếp xúc với Native speaker, LISTEING là hình thức tốt nhất để tiếp xúc với "native voice"JCùng mục đích, nhưng nó cũng không mất nhiều thời gian như phương pháp chép chính tả. Mình cũng thuộc dạng lười, nên các bạn nào như mình thì chắc vui

3. Đọc bản nháp, rồi nghe video có nhìn transcript (QUAN TRỌNG 2)
Hãy đọc đoạn văn đó 1 or 2 lần trước khi nghe. Sau đó, bật video và nhìn transcript. Bước này giúp bạn 2 điều :
- Mình phát âm có thực sự chuẩn không ? (Nhất là những từ đã biết), rồi những từ mới vừa tra xong, bạn đọc có thực sự « mướt » như người ta chưa->SPEAKING

J- Sau khi so sánh, thì cách tốt nhất để tạo ra natural speaking tốt, đó là « bắt chước », họ nhấn nhá, đổi điệu sao trong tình huống đó, bạn hãy làm theo. Cái này thực sự không khó, chỉ là bắt chước như em bé học thôi
4. Nghe kiểu « mưa dầm thấm lâu »
Cuối cùng, bạn hãy đóng transcript lại, nhắm mắt tập trung, thử bạn có thể nghe được hoàn toàn và hiểu hết không, nếu không nghe được quay lại bước 3, hãy nghe lại đoạn đó ít nhất 3 lần. Sau đó hãy làm như vậy cho các đoạn khác.

Xem thêm bài viết: 



Mong rằng, phương pháp của mình sẽ giúp ích được các bạn đang chới với, cũng như sao nghe hoài mà không hiểu được. Vì lâu quá không viết Tiếng Việt dài như vậy, nếu có lỗi gì mong mọi người thông cảm. Chúc ACE thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét