Theo quan sát trong các lớp học
của mình, hầu hết các bạn học kể cả những bạn đã đạt đến một trình độ tiếng Anh
nhất định cũng không phân biệt được sự khác nhau giữa văn phong nói và văn
phong viết trong tiếng Anh, mà cụ thể là văn phong nói và viết trong Ielts. Tất
cả những sự khác biệt này đều nằm ở một điểm mấu chốt: trong khi văn phong nói
trong Ielts chú trọng đến tính tự nhiên thì văn phong viết lại chú trọng đến sự
trang trọng. Sự trang trọng khiến cho văn phong viết của Ielts khác văn phong
nói ở 5 điểm chính sau:
1. DÙNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG NGÔI THỨ
3.
Trong Ielts Writing, ngoại trừ câu nêu ý kiến ở phần mở bài và kết bài, toàn bộ
phần còn lại trong bài các bạn nên sử dụng ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG NGÔI THỨ 3 mà cụ
thể là THEY. Có nghĩa là bạn đóng vai một người ngoài và phân tích một hiện
tượng xã hội một cách khách quan. Bằng cách này, giọng văn của bạn nghe sẽ
trang trọng, khách quan và thuyết phục hơn. Tất nhiên, các bạn cũng cần linh
hoạt sử dụng những danh từ riêng là tên của nhóm người đang được nói đến trong
từng trường hợp cụ thể. Ví dụ bài đang nói về “studying overseas” thì ngoài
việc nhắc đến họ là “they”, chúng ta cũng có thể sử dụng “overseas students”,
“international students”, “people who study in a foreign country” etc. Thay vào
đó, trong Ielts Speaking thì bạn có thể tùy ý sử dụng “I”, “We”, “You” làm đại
từ nhân xưng trong câu mà không sợ là nghe không phù hợp.
2. KHÔNG GỌI NGƯỜI ĐỌC LÀ “YOU”.
Đây là một điều mà mình rất hay bắt gặp học viên làm trong các khóa writing
Ielts. Các bạn thoải mái nhắc tới người đọc như là “you”, ví dụ, cùng đề tài
“studying overseas” bên trên, sẽ rất nhiều bạn có xu hướng viết kiểu như, “When
you study in another country, you are likely to deal with a wide range of
problems trying to adjust yourself to the new environment.” Đây là một hiện
tượng phổ biến và chấp nhận được trong văn phong nói, nhưng TUYỆT ĐỐI KHÔNG LÀM
trong văn phong viết vì sẽ thiếu sự trang trọng cần thiết khi mà người đọc
chính là giám khảo chấm bài.
3. KHÔNG SỬ DỤNG SLANGS/ IDIOMS
VÀ HẠN CHẾ DÙNG PHRASAL VERBS.
Hầu hết các bạn học đều mắc lỗi này. Các bạn sử dụng quá nhiều slangs (tiếng
long), idioms (tục ngữ) và phrasal verbs (cụm động từ) không phù hợp trong bài
Ielts essay writing và phá hỏng toàn bộ văn phong trang trọng mà bạn đã rất cố
gắng thiết lập trong bài. Vấn đề là, các bạn hiểu không được và không nên dùng
những từ/ cụm từ có tính chất informal, nhưng các bạn lại không thể biết được
thế nào là những từ/ cụm từ informal đặc trưng của spoken language và không
dùng trong formal writing style. Nói một cách đơn giản thì như thế này:
- Về slang: Các bạn không dùng những từ “guys”, “stuff”, “pretty” (trạng từ như
trong “I’m pretty sure he didn’t mean it”), “thing” (giống như trong câu,
“There’s a thing between two of them.”), “kind of/ sort of” (trong câu “she’s
kind of cute”), “do” (trong “I do my shopping at weekends”) và “get”
- Về Idioms: Những cách diễn đạt mang tính chất tục ngữ mình liên tục chia sẻ
trên page này và page Fun Up English chủ yếu là loại này, có nghĩa là những cụm
từ được ghép bởi những từ mà nhìn có vẻ rất quen thuộc nhưng lại tạo ra một
nghĩa tổng thể hoàn toàn khác và nếu không giải thích các bạn sẽ rất khó đoán
biết nghĩa hoặc cách sử dụng của chúng. Chẳng hạn những cụm từ trong các cách
diễn đạt sau, “I just came up with something”, “I ended up losing everything”,
hay “I didn’t see it coming”; rất tự nhiên trong văn phong nói, nhưng không phù
hợp trong văn phong viết.
- Về Phrasal Verb: Hiểu sơ là những cụm động từ + giới từ, ví dụ, “get up”,
“carry out”, “make up” etc. Phrasal verbs chia thành 2 loại: 1 loại trung tính
và/ hoặc không có một động từ formal nào khác thay thế được, vì dụ, “get up”,
“look after”, “adjust to”, “break up” etc. thì hoàn toàn có thể dùng trong văn
phong viết. Tuy nhiên, có những cụm động từ có sắc thái kém trang trọng và/
hoặc có thể thay thế được bằng động từ khác formal hơn ví dụ như “find out” có
thể thay thế bằng “realise”, “make up (a story)” có thể thay thế bằng “invent”
hay “fabricate”, “back out (of a contract or an agreement” có thể thay thế bằng
“withdraw” hay “cancel”.
Để hiểu được từ/ cụm từ nào có sắc thái nào cần một quá trình không chỉ học lý
thuyết mà phải tiếp xúc với văn phong tiếng Anh cả nói với viết nhiều. Điều này
đòi hỏi thời gian cũng như sự kiên trì. It takes time! (Đó, nói thì dùng “take”
như vậy mà viết thì nên dùng “It requires/needs time” sẽ đảm bảo tính trang
trọng hơn.
4. KHÔNG VIẾT TẮT.
Trong Ielts Writing, chúng ta tuyệt đối không viết tắt trong bất cứ trường hợp
nào trong khi điều này lại được khuyến khích trong speaking để tăng tính tự
nhiên. Vì quy tắc này hầu hết các bạn đã biết và áp dụng tốt nên mình sẽ không
nói nhiều về nó nữa.
5. NGỮ PHÁP.
- Một điều nữa làm nên sự khác biệt giữa văn phong nói và viết, đó là ngữ pháp.
Trong khi phần lớn các câu trong Ielts Speaking là câu ngắn và/ hoặc câu đơn
(ví dụ “I went to the carnival last week” hay cùng lắm là câu ghép (ví dụ “I
love candies but he hates them.”, thì trong Ielts Writing bạn nên tập viết câu
dài và/ hoặc câu phức, tức là những câu có 2 mệnh đề trở lên và có mệnh đề
chính, mệnh đề phụ (ví dụ, “If this trend continues, it will affect both
individuals and the society as a whole”).
- Bên cạnh đó, trong khi chúng ta sử dụng phần lớn là câu chủ động trong Ielts
speaking để đảm bảo tính tự nhiên thì trong Ielts writing chúng ta có thể dùng
câu bị động thường xuyên hơn. Trong rất nhiều trường hợp, câu bị động đóng vai
trò làm cho điều mình truyền tải có tính chất khách quan và thuyết phục hơn. Ví
dụ, thay vì viết, “Some people believe that children will encounter many
health-related issues if this tendency continues.” thì chúng ta có thể viết,
“Children are believed to encounter many health-related issues etc.”
- Một điểm ngữ pháp cuối cùng mà mình muốn nhắc đến trong bài này, là vị trí
của trạng từ, trạng ngữ trong văn phong viết. Khác với văn phong nói trong đó
phần lớn trạng từ và trạng ngữ, đặc biệt là những trạng từ/ trạng ngữ chỉ thời
gian, nơi chốn, quan điểm cá nhân, được các bạn sử dụng ở đầu câu, thì trong
văn phong viết, chúng có thể được di chuyển ra giữa câu tức là sau chủ ngữ hoặc
xuống cuối câu. Ví dụ, các bạn thường nói, “However, many problems can result
from this” thì bây giờ có thể viết thành, “Many problems, however, can result
from this”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét